Thcstrandangninhnd.edu.vn

Xuyên tâm liên là gì? Lợi ích và cách dùng xuyên tâm liên

Tháng Năm 26, 2023 by Thcstrandangninhnd.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Xuyên tâm liên là gì? Lợi ích và cách dùng xuyên tâm liên tại Thcstrandangninhnd.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Xuyên tâm liên được biết đến là thảo dược chữa trị bệnh viêm họng, cảm cúm, tiêu chảy, nhiễm trùng,… Đặc biệt, loại cây này còn nổi tiếng về khả năng chống oxy hóa và kháng sinh hiệu quả. Vậy xuyên tâm liên là gì, lợi ích và cách dùng ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về xuyên tâm liên

Cây xuyên tâm liên là gì?

Xuyên tâm liên là một loại thảo dược thuộc họ Ô rô Acanthaceae, tên khoa học là Andrographis paniculata. Loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Xuyên tâm liên được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây công cộng, cây lá đắng, khổ đởm thảo,…

Xuyên tâm liên có tính hàn, được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong y học. Andrographolide là thành phần hoạt chất chính được tìm thấy trong xuyên tâm liên. Hợp chất này có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus và chống viêm rất hiệu quả.

Xuyên tâm liên là gì? Lợi ích và cách dùng xuyên tâm liênXuyên tâm liên là một loại thảo dược thuộc họ Ô rô Acanthaceae

Đặc điểm cây xuyên tâm liên

Xuyên tâm liên là cây thân thảo, cao khoảng 30 – 80cm, thân cây chia thành nhiều đốt, các cành lá mọc đối nhau. Lá của cây thường có hình mác hoặc hình trứng thuôn dài.

Hoa xuyên tâm liên có màu trắng, mọc thành từng chùm. Sau mùa hoa, loại cây này sẽ cho ra nhiều quả nhỏ, dài khoảng 15mm.

Cây xuyên tâm liên được trồng nhiều ở các nước Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi, Trung Mỹ, Caribe,… Ở việt nam, cây chủ yếu phân bố ở khu vực phía Bắc.

Xem thêm  Hoa lan: Ý nghĩa ngày Tết, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Xuyên tâm liên là 1 trong 70 vị thuốc nam quan trọng được Bộ Y tế khuyến khích trồng nhiều trong vườn thuốc ở các trạm y tế.

Xuyên tâm liên là cây thân thảo, cao khoảng 30 - 80cmXuyên tâm liên là cây thân thảo, cao khoảng 30 – 80cm

Bộ phận sử dụng làm dược liệu

Cây xuyên tâm liên được sử dụng để làm dược liệu. Ngoại trừ bộ phận nằm dưới mặt đất thì toàn thân phía trên của cây đều có thể dùng làm thuốc.

Vị thuốc từ cây xuyên tâm liên đã được sử dụng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền và đem lại hiệu quả rất tích cực.

Công dụng của cây xuyên tâm liên

Theo y học cổ truyền, cây xuyên tâm liên có vị đắng, được quy vào kinh phế, kinh vị, kinh đại trường và kinh tiểu trường. Loại cây này có khả năng giải độc, thanh nhiệt, hoạt huyết rất hiệu quả.

Trong đông y, xuyên tâm liên thường được dùng để chữa các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, tiểu buốt, viêm âm đạo, mụn nhọt, mẩn ngứa,…

Trong thời kỳ bao cấp ở nước ta, xuyên tâm liên là một vị thuốc đắc lực vì nó có nhiều tác dụng khác nhau. Trong đó, nổi bật là khả năng kháng vi khuẩn, nấm và virus; chống lại sự oxy hóa, chống ung thư; kích thích miễn dịch chống viêm,…

Ngoài ra, xuyên tâm liên còn được dùng rộng rãi trong việc điều trị bệnh gan, thủy đậu, bệnh tăng huyết áp, tiểu đường,… Hiện nay, chiết xuất của xuyên tâm liên đã có mặt trong nhiều loại thuốc khác nhau.

Công dụng của cây xuyên tâm liênCông dụng của cây xuyên tâm liên

Một số bài thuốc xuyên tâm liên giúp điều trị bệnh

Dưới đây là các bài thuốc xuyên tâm liên giúp điều trị một số bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng cần có sự tư vấn chính xác của chuyên gia hoặc thầy thuốc.

Xem thêm  Bao tử cá ba sa là gì? Cách chế từ bao tử cá ba sa thơm ngon

Chữa viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang

  • Nguyên liệu: Xuyên tâm liên, kim ngân hoa, bách bộ, mạch môn lương. Mỗi loại 10g
  • Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc cùng với một 1 lít nước để uống. Mỗi lần sắc chỉ nên sử dụng trong ngày, mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong 1 tuần.

Chữa viêm họng, viêm amidan

  • Nguyên liệu: 6g xuyên tâm liên, 10g kim ngân hoa, 12g huyền sâm, 12g mạch môn.
  • Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc cùng với một 1 lít nước để uống. Mỗi lần sắc chỉ nên sử dụng trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục từ 7 – 10 ngày.

Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu

  • Nguyên liệu: 20g lá xuyên tâm liên.
  • Cách làm: Rửa sạch lá xuyên tâm liên rồi giã nát để lọc lấy nước. Uống loại nước này mỗi ngày một lần.

Một số bài thuốc xuyên tâm liên giúp điều trị bệnhMột số bài thuốc xuyên tâm liên giúp điều trị bệnh

Chữa các bệnh liên quan đến gan

  • Nguyên liệu: 25g xuyên tâm liên tươi, 15g cây xạ đen, 15g cây an xoa.
  • Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu rồi đem sắc trên bếp cùng với 1 lít nước. Sắc đến khi nước cạn còn khoảng 1 nửa thì lấy nước chia thuốc thành 2 phần và uống sau khi ăn.

Chữa rối loạn tiêu hoá

  • Nguyên liệu: 10g xuyên tâm liên, 10g khổ sâm.
  • Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc cùng với 1 lít nước. Uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang, sử dụng cho đến khi hết triệu chứng bệnh.

Chữa áp xe

  • Nguyên liệu: 10g lá xuyên tâm liên, 10g muối hạt.
  • Cách làm: Rửa thật sạch lá xuyên tâm liên rồi giã nát cùng với 10g muối hạt để chắt lấy nước uống. Phần bã còn lại cho vào một chiếc khăn mềm, chườm lên vùng đang bị áp xe.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần.
Xem thêm  13 cách chống say xe hiệu quả tức thì, say cỡ nào cũng mau hết

Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm ngoài da

  • Nguyên liệu: 20g xuyên tâm liên khô.
  • Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, mang lên bếp sao vàng rồi cho vào nồi đun cùng với 3 – 5 lít nước trong khoảng 30 phút.
  • Sau 30 phút, chắt lấy nước để xông vào vùng bị bệnh cho đến khi nước nguội bớt thì dùng nước đó để tắm.
  • Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Một số bài thuốc xuyên tâm liên giúp điều trị bệnhMột số bài thuốc xuyên tâm liên giúp điều trị bệnh

Lưu ý khi dùng xuyên tâm liên

Theo thông tin từ trang Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi dùng xuyên tâm liên, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên dùng thường xuyên trong 1 thời gian dài vì xuyên tâm liên có tính lạnh, có thể gây ảnh hưởng tới tỳ vị, đặc biệt là những người bị hư hàn.
  • Không dùng xuyên tâm liên cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu, người đang bị chấn thương, bệnh nhân sau phẫu thuật, phụ nữ mang thai và cho con bú,…
  • Không tự ý thay đổi liều thuốc đã được kê đơn. Khi phát hiện có các triệu chứng bất thường thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Lưu ý khi dùng xuyên tâm liênLưu ý khi dùng xuyên tâm liên

Trên đây là những chia sẻ của Thcstrandangninhnd.edu.vn về xuyên tâm liên. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bỏ túi được những kiến thức hữu ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!

Nguồn: Trang Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Mua các loại thảo mộc, rau gia vị tại Thcstrandangninhnd.edu.vn nhé:

Thcstrandangninhnd.edu.vn

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Xuyên tâm liên là gì? Lợi ích và cách dùng xuyên tâm liên tại Thcstrandangninhnd.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Bài viết liên quan

STT HAY
Kinh nghiệm sống: Người thắng nói ít nghe nhiều, kẻ thua nói nhiều nghe ít
Đũa gỗ, đũa tre bị mốc có nên tiếp tục sử dụng không?
Đũa gỗ, đũa tre bị mốc có nên tiếp tục sử dụng không?
Top 20 địa điểm du lịch Sóc Trăng cực đẹp, thu hút, hấp dẫn
Top 20 địa điểm du lịch Sóc Trăng cực đẹp, thu hút, hấp dẫn
Previous Post: « Cách cắt tóc mái thưa kiểu Hàn Quốc tại nhà chỉ mất 5 phút
Next Post: Review chi tiết về thành phần, công dụng của mặt nạ nhau thai cừu »

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • 99+ câu nói hay về nghề giáo viên ý nghĩa và cảm động nhất mọi thời đại
  • Kinh nghiệm sống: Người thắng nói ít nghe nhiều, kẻ thua nói nhiều nghe ít
  • Đũa gỗ, đũa tre bị mốc có nên tiếp tục sử dụng không?
  • Lời giải bài tập Ngữ văn lớp 12: Bác ơi!
  • Nghị luận xã hội về lòng tự trọng
  • Giá trị nhân văn trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
  • Soạn bài 9: Bắc Sơn
  • Học Toán 4 (Học Toán)
  • Top 20 địa điểm du lịch Sóc Trăng cực đẹp, thu hút, hấp dẫn
  • Nghị luận xã hội: Tác hại của ma túy

Footer

Thông Tin Website

  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Privacy Policy
  • Sample Page

Copyright © 2023 · Thcstrandangninhnd.edu.vn - Kiến Thức Tổng Hợp